Metro số 1: Làn gió mát cho giao thông đô thị TP.HCM
Đoàn tàu metro tuyến Bến Thành - Suối Tiên chạy qua nhà ga Đại học Quốc gia - Ảnh: T.T.D.
Trên những chuyến metro đầu tiên có nhiều vị khách đặc biệt, là những người đã chờ đợi hơn một thập niên để thấy giấc mơ của cả thành phố về hệ thống giao thông hiện đại bắt đầu thành hiện thực. Những cụ ông, cụ bà tóc đã bạc phơ, hạnh phúc ngắm nhìn thành phố lướt qua ô cửa kính...
Giấc mơ thành hiện thực8h sáng, bà Nguyễn Hạnh mở cửa nhà ở phường Linh Trung, TP Thủ Đức và mỉm cười ngắm con tàu metro lướt nhẹ qua đoạn đường trên cao. Đường phố rộn ràng sắc xuân, nườm nượp dòng người đi lại. Đã 16 năm trôi qua kể từ ngày gia đình bà bàn giao một phần đất để đặt "viên gạch" làm dự án, đến giờ mới được nghe tiếng còi metro vang lên.
Sau những lần nghe tin tàu chạy thử nghiệm rồi lại hoãn thì năm nay, bà cũng như nhiều người dân thành phố đã chính thức được ngồi trên metro, ngắm thành phố tươi đẹp. "Tôi thấy metro tiện nghi nhất so với các loại xe khác ở TP.HCM, ngồi trên tàu cảm giác rất thoải mái vì không bị kẹt xe, khói bụi. Khi ở đường ray trên cao tôi có thể thấy cả nhà mình.
Tôi mong những tuyến metro khác cũng sẽ nhanh chóng hoàn thành để kết nối giao thông, người dân có thể đi metro khắp thành phố, thậm chí ra các tỉnh", bà Hạnh chia sẻ.
Những ngày đầu đoàn tàu metro chính thức vận hành chở khách cũng là những ngày cận kề Tết. Người thành phố có thể đi lại bằng metro để giúp công việc cuối năm được thuận lợi hơn trước, với những ai về quê từ bến xe Miền Đông thì càng quá tiện lợi.
Kinh nghiệm từ Quảng Châu (Trung Quốc)18 năm là thời gian thực hiện metro số 1, kể từ lúc có chủ trương. Còn thực tế việc ấp ủ nghiên cứu làm metro ở TP.HCM đã có từ gần 30 năm trước. Ngày 10-7-1998, nhiệm vụ làm metro đã được đưa vào bản điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2020. Theo thời gian, mạng lưới metro cũng được điền thêm trong các bản quy hoạch.
Ông Lê Trung Tính, chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô hành khách TP.HCM, còn nhớ: từ khi thành lập Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải công cộng TP.HCM năm 1996, mạng lưới xe buýt gánh vác trọng trách hạn chế xe cá nhân, giảm kẹt xe.
Đầu những năm 2000, dân số thành phố chạm ngưỡng 5 triệu người, nhu cầu đi lại lớn. Lúc đó thành phố có khoảng 2,4 triệu xe máy cùng 250.000 ô tô lưu hành. Lượng xe người dân mua mới tăng lên từng ngày,go88 thiên đường lãnh đạo TP.HCM hạ quyết tâm: phải làm metro.
Năm 2006, ty so bd lu tuyến metro số 1 nối từ trung tâm TP.HCM về cửa ngõ phía đông được chấp thuận triển khai và cũng là dự án metro đầu tiên của cả nước. Vậy nhưng 6 năm sau, play go88Sunwin đổi thưởng các thủ tục mới suôn sẻ, hình thành dự án Bến Thành - Suối Tiên.
"Dân số thành phố tăng rất nhanh, từ 5 triệu lên gần 10 triệu người. Những năm chờ metro, phương tiện có sức chở lớn này, loại xe công cộng chủ yếu cho người dân thành phố vẫn là xe buýt. Gần 20 năm để làm xong tuyến metro đầu tiên là quãng thời gian gánh nặng giao thông phải chờ đợi rất lâu", ông Tính chia sẻ.
Cũng đã hơn 20 năm trước, ông Hoàng Ngọc Tuân - trưởng phòng kế hoạch - hợp đồng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM - có dịp sang Quảng Châu (Trung Quốc), khi đó thành phố này cũng chật chội, nhiều xe như TP.HCM. 20 năm sau trở lại Quảng Châu, điều ông Tuân nhận thấy đầu tiên là không gian đô thị được cấu trúc lại hầu như toàn bộ, hệ thống giao thông công cộng cực kỳ thuận tiện với metro, xe điện, xe buýt.
Người dân sử dụng phương tiện công cộng bằng cách mua vé hoặc quét mã qua điện thoại, một số tuyến đã áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để thanh toán; khu vực nội thành hầu như không còn bóng dáng xe hai bánh.
"Chìa khóa cho việc thay đổi toàn diện bộ mặt thành phố Quảng Châu chính là hệ thống tàu điện ngầm rộng khắp. Xây dựng tuyến đầu tiên vào năm 1993 và đưa vào khai thác năm 1997, đến nay họ có hệ thống tàu điện ngầm dài đứng thứ 3 trên thế giới với 621km...", ông Tuân nhận định.
Đây cũng là mong ước lớn của người dân ở TP.HCM.
Thời cơ cho những thay đổi lớnHiện nay, hơn 200 thành phố trên thế giới đã có hệ thống đường sắt đô thị và 32 thành phố khác đang tiếp tục triển khai. Nhiều đô thị lớn trên thế giới đã bứt phá xây dựng hàng trăm kilômét metro chỉ trong một thời gian ngắn. Ở những thành phố mà mạng lưới metro đã hoàn thiện, người dân chỉ cần đi bộ 5-10 phút là có thể tới nhà ga, tạo điều kiện cho giao thông công cộng phát triển.
Một tuyến metro đưa vào hoạt động không thể giải quyết được bài toán kẹt xe ngay tức thì nhưng là cột mốc quan trọng thổi hồn vào lối sống đô thị hiện đại. Metro là một hệ thống sống động, cần được phát triển không ngừng.
Nếu tiếp tục theo cách cũ, TP.HCM sẽ phải mất cả trăm năm nữa mới hoàn thành mạng lưới 500km theo quy hoạch. Trong khi chờ đợi, người dân vẫn phải phụ thuộc vào xe máy, ô tô và chính sách hạn chế xe cá nhân sẽ rất khó khả thi.
Trong bối cảnh đó, kết luận 49 của Bộ Chính trị như một phát pháo lệnh, đốc thúc TP.HCM và Hà Nội phải thay đổi cách làm, cơ bản hoàn thiện hệ thống metro trong 10 năm tới. Nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng là thời cơ vàng cho hai thành phố lớn nhất cả nước đổi mới.
Tâm tình của nữ lái tàu metro số 1Ngồi trong phòng lái của một đoàn tàu đang "bon bon", chị Phạm Thị Thu Thảo - nữ lái tàu metro đầu tiên của TP.HCM - cười hạnh phúc. Chị Thảo chờ đợi giây phút được lái tàu hơn 4 năm nay. Đối với chị, đây là kết quả thật mãn nguyện như khi về đích sau một cuộc đua marathon dài.
Chị Thảo vốn là giáo viên mầm non và đã đi dạy được 11 năm. Đang trong thời gian học văn bằng 2 để liên thông lên dạy tiểu học, chị thấy dòng tuyển dụng lái tàu metro số 1 và bỗng bị cuốn hút như gặp "tiếng sét" ái tình. Chỉ sau vài ngày suy nghĩ, chị quyết định tạm gác lại công việc lúc ấy, nộp hồ sơ đăng ký và may mắn đậu sơ tuyển. Đó là năm 2020.
Khi mới học, chị Thảo cũng gặp nhiều áp lực vì trong lớp có mình chị là nữ. So với một cô giáo mầm non thì công việc này nghiêng về kỹ thuật, áp lực hơn nữa khi nhiều người định kiến lái tàu chỉ nên dành cho đàn ông.
Vì vậy, chị Thảo đặt mục tiêu cho bản thân phải cố gắng gấp nhiều lần để chinh phục công việc này. Với niềm đam mê, chị đã vượt qua nhiều trở ngại và trở nên tự tin với việc mới.
Chị Phạm Thị Thu Thảo - nữ lái tàu metro số 1 đầu tiên của TP.HCM - đứng tại depot Long Bình - Ảnh: CHÂU TUẤN
"Bao nhiêu ngày tôi chạy xe máy trên xa lộ Hà Nội, ngó lên đường ray trên cao của metro và ước mình được lái con tàu này. Bây giờ điều đó đã trở thành sự thật. Ngồi trên tàu, nhìn xuống đường bộ, rồi khi con tàu chạy ngang nhà mình, tôi náo nức, bồi hồi lắm.
Những ngày đầu, lái tàu đi qua cầu Sài Gòn, nhìn không gian rộng lớn phía dưới, con tàu len lỏi qua những tòa cao ốc mà lòng lâng lâng sung sướng. Tôi đã chờ đợi khoảnh khắc này suốt 4 năm qua…", chị Thảo xúc động kể.
"Những ngày Tết, nếu tàu vẫn có kế hoạch chạy đều, tôi sẵn sàng làm việc, mong những ngày xuân vẫn được phục vụ hành khách TP.HCM. Tôi là người dân TP.HCM, Tết này sẽ thật ý nghĩa khi được chuyên tâm phục vụ bà con", nữ lái tàu metro chia sẻ.
Tiếng tàu metro nhẹ nhàng lướt trên đường ray, ánh nắng rực rỡ sắc xuân chiếu qua các cửa kính. Sự hồi hộp sau khi cầm lái những ngày đầu của chị Thảo đã không còn, thay vào đó là sự tự tin, niềm hạnh phúc khi được làm công việc ước mơ và phục vụ cho người dân thành phố vào năm mới.