Cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID là sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp
Cập Nhật:2025-01-05 00:40    Lượt Xem:131

Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp theo Quyết định số 2596/QĐ-BTP ngày 31/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bộ Tư pháp vinh dự đón đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đến làm việc về công tác tư pháp và pháp luật

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về công tác tư pháp và định hướng nhiệm vụ thời gian tới. Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra những định hướng và nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể mà ngành Tư pháp phải tập trung thực hiện, nhằm xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước, khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển, góp phần đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chú thích ảnh

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Buổi làm việc thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với công tác tư pháp và pháp luật, tiếp tục khẳng định hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong ba đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Công tác xây dựng pháp luật tiếp tục đổi mới, khơi thông nguồn lực phát triển 

Năm 2024, Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ công tác rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Ban Chỉ đạo do đồng chí Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Trưởng ban).

Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ đề xuất đưa vào Chương trình, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội thông qua 30 dự án luật, dự thảo nghị quyết tại Kỳ họp thứ 7 và Kỳ họp thứ 8, nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Năm 2024 cũng là năm ghi dấu sự nỗ lực vượt bậc của ngành Tư pháp trong việc thẩm định các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Tư pháp đã thẩm định 152 đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định là 222 văn bản; các Sở Tư pháp thẩm định 2.069 văn bản và các Phòng Tư pháp thẩm định là 1.124 văn bản.

Đội ngũ cán bộ của ngành Tư pháp được tin tưởng, tín nhiệm và có nhiều bước phát triển

Đội ngũ cán bộ của ngành Tư pháp tiếp tục nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ; được củng cố, kiện toàn, được quan tâm quy hoạch, bố trí vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt ở Trung ương và địa phương. Trong đó, đặc biệt là việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, kiện toàn Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thông qua chức danh pháp chế viên tại các tổ chức pháp chế các bộ, ngành, Luckydf 1 địa phương.

Bộ Tư pháp đứng đầu chỉ số cải cách hành chính cấp Bộ

Chỉ số Cải cách hành chính của Bộ Tư pháp xếp thứ 1/17 bộ. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp, Quark Play Mod APK Bộ Tư pháp duy trì nhóm ba Bộ dẫn đầu về Chỉ số Cải cách hành chính cấp bộ. Theo Quyết định số 565/QĐ-BTP ngày 3/4/2024,F 777 music toàn ngành Tư pháp đã có 54 Thủ tục hành chính có thể thực hiện Dịch vụ công trực tuyến toàn trình; trong đó có nhiều thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như cấp Phiếu lý lịch tư pháp, trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch được thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử. Đặc biệt, từ ngày 1/10/2024, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an triển khai cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến trên ứng dụng VNeID, chấm dứt việc người dân phải xếp hàng, chờ đợi để lấy Phiếu lý lịch tư pháp.

Công tác thi hành án dân sự đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay

Năm 2024, công tác thi hành án dân sự tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức khi số việc và số tiền thụ lý mới tiếp tục tăng cao (tăng 71.511 việc, tương ứng với 11,23% và trên 80.188 tỷ đồng, tương ứng với 48,51% về tiền), tính chất ngày càng phức tạp, nhiều vụ việc có số tiền và số người được thi hành án đặc biệt lớn (như vụ Tân Hoàng Minh với tổng số bị hại là 6.630 người; đã chi trả 6.492 bị hại với số tiền hơn 8.600 tỷ đồng).

Kết quả thi hành án tăng đều trên tất cả các phương diện với tổng số thi hành hơn 1 triệu việc (trong đó số có điều kiện thi hành hơn 739.000 việc, toàn hệ thống đã thi hành xong hơn 620.000 việc đạt tỷ lệ gần 84%, thu,Đăng ký Go88 xử lý hơn 116.000 tỷ đồng đạt tỷ lệ gần 52%; thu hồi các khoản nợ cho các tổ chức tín dụng hơn 30.544 tỷ đồng; thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế đạt nhiều kết quả tích cực với hơn 22.177 tỷ đồng; cơ quan hành chính nhà nước đã thi hành xong 896/1.973 bản án, quyết định hành chính, tăng 314 bản án, quyết định so với cùng kỳ năm 2023).

Tổ chức thành công Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024

Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp” được tổ chức vào ngày 9/10/2024 dưới sự chủ trì của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thu hút hơn 3.700 người tham dự.

Chú thích ảnh

Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024.

Ngay sau Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, xử lý các vấn đề vướng mắc pháp lý thực tiễn mà cộng đồng doanh nghiệp đã phản ánh; tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trong thời gian tới.

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam 

Ngày 5/11/2024, Bộ Tư pháp đã tổ chức công bố Bộ pháp điển Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Nhà nước ta có Bộ pháp điển và là thành quả, sự quyết tâm, chủ động, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và Bộ Tư pháp trong hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 và Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển.

Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp trên ứng dụng VNeID toàn quốc

Ngày 24/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 656/TTg-KSTT ngày 24/8/2024 về việc mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID trên toàn quốc từ ngày 1/10/2024 tới 30/6/2025. Trong hơn 2 tháng thực hiện thí điểm, người dân trên cả nước đã được tiếp cận, sử dụng dịch vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID với số lượng hơn 100.000 yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (đạt tỷ lệ trên 50% tổng số hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên toàn quốc), đặc biệt một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Bắc Ninh… có tỷ lệ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cao (hơn 80%).

Chú thích ảnh

Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID.

Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID đã tạo ra nhiều tiện ích, thuận lợi cho cả người dân và cán bộ làm công tác lý lịch tư pháp. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp cũng được rút ngắn từ 10 ngày xuống còn 3 ngày làm việc. Có thể nói, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID trong toàn quốc là một giải pháp đột phá, thay đổi mạnh mẽ về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Phiếu Lý lịch tư pháp, tạo thêm sự lựa chọn mới thuận lợi cho người dân có yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước hiện tại về lý lịch tư pháp.

Hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo hướng tăng cường xã hội hóa

Năm 2024, công tác xây dựng văn bản trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được đặt làm nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp. Bộ đã tập trung xây dựng và trình cấp có thẩm quyền thông qua 2 Luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản được Quốc hội khoá XV thông qua ngày 27/6/2024, có hiệu lực từ ngày 1/01/2025, với tỷ lệ 100% đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành; Luật Công chứng đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025), với nhiều quy định mới, khẳng định rõ công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng thực hiện; quy định tiêu chí xác định các giao dịch phải công chứng...

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm Bộ Tư pháp là cơ quan chuyển đổi số xuất sắc

Năm 2024, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp đã được vinh danh ở hạng mục Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.

Những kết quả đạt được về chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã góp phần tích cực vào nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công chất lượng cao, hiện đại với chi phí và rủi ro thấp, tăng khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị mới từ các dữ liệu số cho nhà nước, người dân, doanh nghiệp, cho sự phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, xã hội số và hội nhập quốc tế.



Powered by go88 tài xỉu @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap

Copyright Powered by365站群 © 2013-2024